NHƯ MỘT NGƯỜI BẢN XỨ: ĐỪNG MẮC NHỮNG SAI LẦM NÀY!
Bạn có hiểu được cảm giác khi bạn làm phật lòng ai đó mà bạn không hề nhận ra? Vâng, nó có thể xảy đến với ngay cả những người tuyệt vời nhất trong chúng ta, đặc biệt là khi bạn đi du lịch nước ngoài và đang cố tìm hiểu về những điều nên hay không nên làm ở một nền văn hóa mới. Nhưng đừng thất vọng! Hãy đọc qua những mẹo nhỏ dưới đây, chia sẻ chúng với những người bạn đồng hành của bạn và xem liệu nó có thể giúp bạn tránh được những phút giây lúng túng khó xử hay không.
Và hãy nhớ rằng: Bất kể là bạn đến từ đâu và bạn đang tới thăm nền văn hóa nào, thì một nụ cười chân thành và một số ngôn ngữ cơ thể hợp lí sẽ thực sự hữu ích dù cho bạn có mắc phải sai lầm đi chăng nữa.
Ở Ý…
Hãy chú ý đến việc uống cà phê của bạn | Đừng dùng cappuccino sau bữa ăn trưa. Cappuccino là để thưởng thức vào buổi sáng còn espressos là dành cho sau bữa ăn tối (sữa trong cappuccino được cho là không tốt cho việc tiêu hóa của buổi chiều, vì thế, hãy tránh làm điều đó!)
Nắm rõ các quy tắc về đồ ăn | Hãy cố kiềm chế việc “yêu cầu” thêm lớp phủ trên mặt bánh pizza (mọi sự kết hợp của mỗi chiếc pizza trong thực đơn đều đã được tính toán cẩn thận hết rồi!). Và hãy nhớ là không được cho pho mát Parmesan vào món mì ống hải sản – đây là một điều tuyệt – đối – không – được – làm ở thiên đường ẩm thực này.
Ở ĐỨC…
Hãy tuân thủ luật lệ | Chỉ qua đường khi đèn đã chuyển xanh. Nếu không, bạn có nguy cơ nhận được rất nhiều cái nhìn không thiện chí và thậm chí có thể bị phạt tiền.
Hãy tự chọn chỗ ngồi cho mình | Hãy cứ tự nhiên ngồi xuống bất cứ cái bàn trống nào đó trong nhà hàng mà không cần chờ đợi để được xếp chỗ và sẵn sàng ngồi cùng với những người mà bạn không quen (người Đức thích ăn uống tập thể).
Hãy lịch sự | Nếu bạn có ý định dùng tiếng Đức, hãy chắc chắn sử dụng từ “Sie” thay vì từ kém lịch sự hơn là “Du” khi đề cập đến những người mà bạn không biết.
Ở PHÁP…
Hãy thử dùng một vài từ tiếng Pháp | Đừng bắt đầu một cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh ngay lập tức, và nếu phải sử dụng tiếng Anh, hãy cố gắng hỏi đối phương xem liệu họ có nói được tiếng Anh không bằng cách hỏi “Parlez – vous anglais?”.
Hãy quên “well-done” (thịt nấu chín kĩ) đi | Hãy suy nghĩ kĩ trước khi yêu cầu món thịt được nấu chín hoàn toàn. Thay vào đó, bạn có thể gọi “à – point” (thịt chín vừa), hoặc yêu cầu “bleu” (blue – thịt nướng sơ bên ngoài, bên trong vẫn còn lạnh) hay “saignant” (bloody – từ chín tái đến chín tới) cho món bít tết của mình – đây mới là cách ăn của người Pháp.
Hiểu rõ danh xưng của bạn | Hãy nắm rõ các danh xưng khi trò chuyện với người Pháp. Hãy dùng “Madame”, “Mademoiselle” (quý bà) hoặc “Monsieur” (quý ông) càng nhiều càng tốt và tất nhiên là phải sử dụng với đúng đối tượng!
Ở VƯƠNG QUỐC ANH…
Hãy nghiêm túc xếp hàng | Hãy xếp hang tử tế hoặc đi chỗ khác. Người Anh rất coi trọng việc xếp hàng và nếu bạn không tuân thủ quy định xếp hàng một cách nghiêm khắc thì bạn có thể sẽ nhận được rất nhiều ánh mắt khó chịu hướng vào mình.
Nói về những thứ nhỏ nhặt | “Bạn khỏe không?” là một cách chào hỏi mà không yêu cầu đối phương phải trả lời đúng câu hỏi. Tuy nhiên, nói “Cảm ơn, tôi ổn. Thế còn bạn?” sẽ là một phản ứng thích hợp và lịch sự.
Ở TÂY BAN NHA…
Ăn muộn | Họ sẽ không ăn trưa trước 2h chiều và bữa tối của họ cũng sẽ không bắt đầu cho đến khi tối muộn, thường là qua 10h. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng sẽ chẳng có chuyện đi bar club trước 2h sáng đâu, vì thế hãy chuẩn bị đồ ăn và thức khuya vào.
Ngủ nướng | Các cửa hiệu thường đóng cửa trong khoảng thời gian từ 2-5h chiều để những chủ shop (và mọi người khác!) có thể ngủ trưa, hay còn gọi là “siesta”. Lý do khác cho việc ngủ nướng này mà có lẽ là quan trọng và hợp lý hơn cả, đó là: thời tiết buổi trưa thường quá nóng, nên sẽ chẳng có khách hàng nào lại lang thang trên đường vào tầm giờ này! Bạn dự định đi mua sắm ở một thành phố lớn hay ở các vùng phía Bắc? Đừng lo; việc ngủ trưa lại không thực sự phổ biến lắm ở vùng này và các cửa hiệu lớn như Zara về cơ bản thì luôn luôn mở cửa!