LÀM THẾ NÀO ĐỂ THÍCH ỨNG Ở PHÁP: 8 ĐIỀU NÊN & KHÔNG
Ah, nước Pháp – quê hương của bánh mỳ baguette giòn tan, bánh ngọt thơm ngon và hương vị tinh tế của rượu vang. Tất cả về nước Pháp đó là thưởng thức những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều những điều được làm và không được làm trên phương diện văn hoá đều liên quan đến ẩm thực. Để hoà hợp một cách uyển chuyển và đảm bảo rằng bạn phù hợp trong những buổi dạ tiệc Paris, hãy đọc tiếp vì chúng tôi đã đưa ra một vài quy tắc và phong tục.
1. PHÉP ỨNG XỬ VỀ DỊCH VỤ
Đừng tự rót rượu. Thay vào đó, hãy chờ để được phục vụ. Nếu sau 30 phút và bạn vẫn đang nhìn chằm chằm vào chai rượu để trên bàn, hãy hỏi người ngồi cạnh bạn liệu rằng họ có muốn uống một ly nữa hay không. Nếu họ nói có, đó là một tình thế đôi bên cùng có lợi: bạn có thể ân cần phục vụ người ngồi cạnh bạn trước, và sau đó là tự rót một ít cho chính mình. Lời khuyên hàng đầu: Khi rót rượu, hãy nhớ đảm bảo bạn không rót đầy ly – đối với người Pháp, sự tiết chế là điều quan trọng.
Đừng làm tròn thành số lớn tiếp theo khi tip cho phục vụ: Khi đã được bao gồm cả phí dịch vụ, khách hàng sẽ không thường yêu cầu chính xác số tiền lẻ trả lại. Và nếu dịch vụ thực sự tốt (một khả năng rất thực tế, mặc cho những quan niệm sai lầm phổ biến), bạn luôn có thể tip thêm.
2. CẮT BÁNH MỲ
Hãy mua hai chiếc bánh mỳ, đừng mua một chiếc. Bánh mỳ là mặt hàng lương thực chủ đạo của Pháp. Bữa sáng ư? Bánh mỳ với bơ mặn và mứt. Bữa trưa? Một đĩa salad kèm bánh mỳ. Còn bữa tối? Một bát súp kem ấm. Với bánh mỳ. Vì vậy nếu bạn định vào một cửa hàng bánh mỳ để mua một chiếc bánh mỳ tươi nướng, bạn cũng có thể mua hai chiếc.
Đừng cắt bánh mỳ bằng dao. Thậm chí đừng bao giờ nghĩ về việc cắt miếng gọn gàng một chiếc bánh mỳ. Đặt nó lên bàn trên một miếng vải đẹp hoặc trong tờ giấy gói ban đầu của nó và để mọi người xé miếng từ đó theo ý họ.
3. THỰC HIỆN NGHI THỨC
Hãy giữ cả hai tay ở trên bàn. Trong khi phong tục ở một vài nước là để một tay lên đùi, người Pháp sẽ tặc lưỡi với hành động này. Bàn tay của bạn nên được để ở nơi có thể nhìn thấy được, nhưng khuỷ tay của bạn thì nên được che đi – đừng bao giờ đặt khuỷ tay lên bàn.
Đừng nhai nhóp nhép gây tiếng ồn. Dù bạn có đang say sưa thưởng thức bouillabaisse hay soupe à l’oignon_,_ nó được coi là cách cư xử thiếu lịch sự khi bạn ăn súp mà lại gây ra quá nhiều tiếng ồn.
4. CẦM DAO
Đừng cắt salad của bạn. Thay vì cò cưa món rau trộn của bạn, hãy gấp miếng xà lách thành từng bó nhỏ kèm với đồ ăn của bạn. Voilà!
Hãy cắt mỗi loại pho mát với một con dao riêng. Mỗi loại pho mát có dao cắt riêng của mình – pho mát cứng thường sẽ yêu cầu một con dao thuôn tròn, trong khi pho mát mềm sẽ cần có một cạnh mềm, cùn. Và để khiến cho vấn đề trở nên phức tạp hơn, mỗi loại pho mát cần phải được cắt theo một cách riêng nhất định – nhưng chúng ta sẽ dành điều đó cho một bài viết khác nhé.
5. KHÔNG CẦN QUÁ NỖ LỰC ĐỂ TRÔNG THẬT HỢP THỜI
Hãy nhớ bỏ quần áo thể thao ở nhà. Quần soóc và áo bóng rổ chỉ được mặc duy nhất là trên sân – chứ không phải trên đường phố. Những bộ đồ ngủ cũng vượt ra khỏi giới hạn; và đừng hy vọng có thể xuống phố với bộ đồ ngủ nhung của bạn mà không khiến mọi người chú ý. Họ chắc chắn sẽ để ý đến bạn.
Và cũng đừng mặc cả hai ra đường. Chúng tôi biết, chúng tôi biết, đó là một ranh giới khá mơ hồ. Mục đích ở đây là một sự nỗ lực, nhưng đừng cố gắng quá; hãy nghĩ tới một mái tóc lộn xộn với một ít son môi hay một đôi giày tennis kiểu dáng đẹp với một chiếc váy hợp thời.
6. NGHỆ THUẬT “HÔN CHÀO HỎI”
Đừng hành động kỳ quặc Hôn chào hỏi có thể trở nên khá kỳ lạ nếu bạn đã quen với việc bắt tay lịch sự hay những cái vỗ nhẹ đầy khó xử phía sau lưng. Hãy tiến gần vào và hôn nhẹ lên cả hai má người quen của bạn trong khi nhẹ nhàng chu môi vào và làm thành tiếng hôn. Để khiến cho hành động này trở nên thú vị hơn, số lượng những nụ hôn sẽ khác nhau theo vùng.
Hãy chào từng người một. Khi bạn gặp gỡ với một nhóm bạn khác, hãy chắc chắn hôn chào từng người một hoặc đưa ra một câu chào rộng hơn cho cả nhóm. Đừng chỉ chọn vài người để hôn chào hỏi. Và hãy nhớ làm tương tự khi bạn rời đi, đừng lẻn đi, bạn của bạn sẽ phát hiện ra điều đó và giận bạn.
7. HÃY GIỮ SỰ LỊCH THIỆP
Hãy sử dụng từ ‘vous’ cho những người bạn không biết. Khi còn nghi ngờ về cách xưng hô, hãy luôn sử dụng dạng từ lịch sự ‘vous’. Nó sẽ giúp bạn tránh được những cái nhìn khó chịu và những phản ứng gay gắt. Sẽ không phải là hiếm khi bạn nghe thấy hai người nói chuyện chuyển đổi uyển chuyển từ ‘vous’ sang ‘tu’ giữa cuộc nói chuyện khi họ đã cảm thấy thân thiết với nhau hơn.
Đừng biểu lộ quá nhiều cảm xúc. Ở Pháp, đó chính là chìa khoá để giữ sự kín đáo và bình tĩnh ngay cả khi bạn đang cảm thấy muốn gào thét đầy phấn khích. Hãy học cách giữ khuôn mặt ít biểu cảm và những cái nhún vai tinh tế. Hãy cứ chia sẻ niềm vui hay sự thất vọng của bạn, nhưng đừng để đối tượng của bạn cảm thấy không thoải mái khi đang ở đó cùng với bạn.
8. SANTÉ!
Đừng uống cho đến khi ly của tất cả mọi người đều đã được rót rượu. Cũng giống như khi ăn, thưởng thức đồ uống cũng có những nghi thức riêng trên bàn ăn của người Pháp. Hãy chắc rằng ly của mọi người đều đã được rót rượu và tất cả các bạn đều đã cụng ly chúc mừng trước khi uống ngụm đầu tiên. Chia sẻ trong một bữa ăn là một hành động xã hội thông thường, đừng chỉ ăn một mình!
Hãy uống từ từ. Người Pháp không ăn để làm dịu hơn đói và cũng không uống để làm dịu cơn khát: họ nhấm nháp bữa ăn của họ và uống từng ngụm nhỏ. Đừng uống cạn một hơi ly rượu của bạn; đây là sự tận hưởng bữa ăn và khởi đầu một cuộc trò chuyện!
Bài viết này được thực hiện bởi Florence & Livia.