ĐỂ DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ ĐA NGÔN NGỮ: 6 LỜI KHUYÊN CHO BẠN
Chúng ta đều biết cái gọi là “ngôn ngữ của tình yêu” – nhưng điều gì sẽ xảy ra khi tình yêu được nói bằng những ngôn ngữ khác nhau? Hay, chính xác hơn, điều gì sẽ xảy ra khi hai người nói ngôn ngữ khác nhau giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ thứ ba – Tiếng Anh? Vâng, những mối quan hệ như vậy chắc chắn sẽ trở nên thú vị hơn, nhưng cũng có thể nhiều thách thức hơn. Chúng tôi đã nói chuyện với một nhóm những người có mối quan hệ đa ngôn ngữ tại Văn phòng EF và hỏi họ rằng làm cách nào họ có thể duy trì những mối quan hệ đó – sáu lời khuyên dưới đây là những điều mà họ nhấn mạnh.
1. GIAO TIẾP
Vâng, thật vậy. Bạn đã từng nghe tới điều này, nhưng đó là sự thật – sự giao tiếp là rất quan trọng, và đặc biệt là trong những mối quan hệ mà Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ đầu tiên. Sau cùng, những hiểu lầm có thể xảy ra nhanh chóng (xem mục 2), và có thể thảo luận về những điều đó một cách cởi mở là điều rất quan trọng. Rào cản ngôn ngữ cũng có nghĩa là những nỗi bất bình vẫn chưa được giải quyết, bởi lẽ việc tranh luận bằng một ngoại ngữ có thể là quá mệt mỏi. Hãy nỗ lực thêm nữa và thảo luận một cách cởi mở bất kỳ vấn đề gì có thể xảy ra giữa hai bạn, như vậy mọi thứ về sau sẽ không trở nên quá phức tạp.
2. CƯỜI
Bất kể là hai bạn đang học Tiếng Anh hay cả hai đều đã sử dụng tốt ngôn ngữ này, sự hiểu lầm vẫn có thể xảy ra. Và sự nhầm lẫn lộn xộn có thể xảy ra nhanh chóng – chỉ cần những đến những từ như embarazada trong Tiếng Tây Ban Nha và embarrassed trong Tiếng Anh. Hai từ này nhìn và nghe có vẻ khá giống nhau – một từ có nghĩa là ‘xấu hổ’, nhưng từ còn lại lại có nghĩa là ‘mang thai’. Và sự lộn xộn (thực sự) khá phổ biến! Bí quyết là hãy chấp nhận sự hiểu lầm có thể xảy ra, và có thể cười vì chúng.
3. TÒ MÒ MỘT CÁCH THÀNH THẬT
Bạn càng hiểu về văn hoá của đối tượng, bạn càng dễ dàng quên đi những hiểu lầm. Vì vậy, bất kể người quan trọng khác của bạn mời bạn tham dự một, ehm, truyền thống Giáng Sinh bất thường (chỉ cần tra Google tìm kiếm Krampus) hay khám phá một nghệ sĩ mới, việc chấp nhận lời mời sẽ giúp bạn làm quen với văn hoá của đối phương, và dễ dàng giải toả bất cứ xích mích nào có thể xảy ra.
4. LINH HOẠT VÀ HIỂU BIẾT
Mặc dù thực tế rằng cả hai đều nói cùng một ngôn ngữ, các bạn có thể vẫn có những phong cách giao tiếp khác nhau, có thể khiến vài người phải làm quen. Trong một vài nền văn hoá, sự truyền đạt gián tiếp là cuộc nói chuyện phức tạp, trau chuốt đòi hỏi phải hiểu những ẩn ý. Ở những nơi khác, việc giao tiếp chỉ là sự hiệu quả, và thành thực là yếu tố cốt lõi. Những phong cách giao tiếp khác nhau này cũng có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ, và một nhận xét ‘thẳng thừng lỗ mãng’ đối với bạn, có thể lại chỉ được xem là ‘thành thực’ với đối tác của bạn. Điều quan trọng ở đây là cần phải giữ sự cởi mở và linh hoạt!
5. KIÊN NHẪN
Hãy chấp nhận rằng một vài trở ngại có thể sẽ xảy đến. Bất kể bạn có những phong cách đối thoại khác nhau hay chỉ là chưa tìm ra được cách để tranh luận bằng Tiếng Anh, hãy kiên nhẫn với bản thân – và với đối tác của bạn. Sẽ phải mất một thời gian để điều chỉnh việc nói một ngôn ngữ thứ ba và hiểu được đối tác của bạn đến từ đâu. (Một điểm bổ sung mà một trong những bậc thầy về những mối quan hệ của chúng tôi có nhắc tới: khi các bạn đang tranh luận bằng một ngôn ngữ mà cả hai bạn đều không sử dụng tốt, cuối cùng thì các bạn thực sự lại tranh luận ít hơn bởi vì nó quá mệt mỏi và khó khăn!)
6. VUI VẺ
Đến cuối cùng, các mối quan hệ đa ngôn ngữ lại cực kỳ phong phú và trọn vẹn. Bạn không chỉ hiểu rõ hơn nền văn hoá của chính mình, và hiểu được một nền văn hoá mới thông qua đối tác của bạn, mà bên cạnh đó bạn cũng sẽ học được một ngôn ngữ mới và tăng cường một cách mạnh mẽ kỹ năng hiện có – đó là một lợi ích song hành, phải không?