Gap Year tại Úc và New Zealand
Vậy bạn đã quyết định sẽ dành gap year để khám phá Úc và New Zealand? Rất tốt – và nói theo cách của những người Úc là bạn sẽ có khoảng thời gian tuyệt vời! Tất nhiên, sẵn sàng để nói “chúc một ngày tốt lành” tới một đất nước mới thật sự rất khó khăn. Có hàng núi việc cần phải lên kế hoạch, kiểm tra và quyết định, đó chính xác là lý do tại sao chúng tôi phải cùng nhau đưa ra hướng dẫn lập kế hoạch cho gap year của bạn.
LÀM VIỆC: CÓ NHỮNG VIỆC GÌ?
Cách khoa học nhất để kiếm tiền trong khoảng thời gian bạn ở nước ngoài là gì? Tất nhiên là làm việc. Những người đi để thực hiện gap year thường tìm việc trong các nhà hàng, pha cà phê, hay được thuê làm nhân viên quảng bá thương hiệu tại các sự kiện đặc biệt, tại cửa hàng bán lẻ và, dĩ nhiên, làm cả người hái quả thuê và đóng gói thuê. Đối với công việc trong dịch vụ đưa đón hay chăm sóc khách hàng, bạn cần phải cho thấy khả năng làm việc bằng tiếng Anh, trong khi công việc ít tập trung vào khách hàng hơn (như hái quả thuê hay dọn vệ sinh) không nhất thiết phải có trình độ cao.Bạn vừa mới đến? Nhiều nhà nghỉ sẽ giúp bạn tìm việc hay chính họ sẽ thuê khách đến thuê phòng (làm tại quầy lễ tân hoặc làm nhân viên dọn vệ sinh) khi họ thích ứng được với điều kiện mới. Để tìm việc, rải khắp các đường phố CV bạn đã chuẩn bị kỹ càng hay nhờ qua một trung tâm tìm việc.
LÀM VIỆC: CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ CÓ VISA?
Visa lao động ngắn hạn và thỏa thuận không hủy ngang được cung cấp cho công dân Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và nhiều nước châu Âu, cho phép họ làm việc đến 12 tháng tại Úc. “Chương trình tạo việc làm trong kỳ nghỉ” cung cấp visa làm việc trong kỳ nghỉ và visa làm việc và nghỉ lễ (tìm hiểu thêm trong trang web của Phòng Nhập cảnh Úc), dành cho những người trẻ tuổi (18-30 tuổi) mong muốn được đi du lịch thêm ở Úc bằng cách làm việc.Khách du lịch phải giữ vé khứ hồi và chứng minh năng lực tài chính cho chuyến đi của họ (khuyến nghị khoảng5.000 AUD).
Khách du lịch muốn khám phá New Zealand cần truy cập vào trang web của Phòng Nhập cảnh New Zealand để tìm hiểu loại visa nào phù hợp nhất.
TÌNH NGUYỆN: NGUỒN TỐT NHẤT
Tiết kiệm và lên kế hoạch về việc bỏ qua đời làm công ăn lương? Hãy cân nhắc việc làm tình nguyện: có rất nhiều cách để cống hiến thời gian của bạn cho một công việc tuyệt vời. Kiểm tra các cơ hội làm từ thiện tại chỗ như Volunteering Australia.org, GoVolunteer.com.au và Volunteering NZ, tìm thông tin đánh giá các chương trình tình nguyện tại GoOverseas.com hoặc truy cập vào các trang theo lợi ích cụ thể Conservation Volunteers Australia hoặc UNICEF NZ.
Mặt khác, các mạng lưới như WWOOF và HelpX cho phép khách du lịch “làm việc cho họ” trên trang trại, B&Bvà nhà trọ (trong số nhiều chủ nhà trọ), giúp khách du lịch tìm hiểu đất nước họ đến một cách rẻ mà bổ ích.
HỌC TẬP: THAM GIA KHÓA HỌC TIẾNG ANH
Dù bạn đã phải chứng minh năng lực tiếng Anh để làm việc trước khi nộp đơn xin visa du lịch, du học hay làm việc trong kỳ nghỉ, có khả năng bạn vẫn muốn đi sâu vào con đường học vấn khi đặt chân xuống đất nước này. Làm việc với những người sinh sống tại đây trong một quán café, văn phòng hay trong một cửa hàng sẽ không ngừng giúp bạn nâng cao trình độ tiếng Anh, nhưng nếu bạn muốn theo đuổi con đường mang tính học tập chính thức hơn, tham gia một khóa học tiếng Anh trong thời gian dài hơn là một cách để học tập tiến bộ hơn và gặp gỡ các khách du lịch khác.
Nhưng tại một đất nước cứ như xứ sở Oz, bạn cần học ở đâu? Tại Úc, Sydney lung linh ánh đèn và Brisbane ngập tràn ánh nắng là những lựa chọn hàng đầu cho các du học sinh muốn học ngôn ngữ, hai thành phố đều có các cộng đồng quốc tế sống động, các bãi biển đẹp như trên tranh và các trường dạy ngôn ngữ có chất lượng. Tại New Zealand, hãy thẳng tiến đến vùng Auckland đầy mê hoặc.
SINH SỐNG: TÌM MỘT NGÔI NHÀ KHÁC
Việc tìm một chỗ ở ngon nghẻ ở Úc và New Zealand thực sự là muôn hình vạn trạng.Nếu bạn sẽ sống trong một thành phố một thời gian để làm việc hoặc học tập, bạn có thể ở cùng phòng hoặc cùng nhà với những người khác.Để bắt đầu, truy cập các trang như Flatmate Finders và Flatmates.com.au, nói chuyện với đồng nghiệp hoặc hỏi lễ tân trong nhà nghỉ của bạn hoặc trường học ngôn ngữ mà bạn học.
Nếu bạn muốn trải nghiệm cuộc sống trong nhà của một người Úc hoặc New Zealand điển hình, nhưng lại không muốn là người thuê trọ hoàn toàn, homestay là lựa chọn dành cho bạn.Homestay là hình thức giao lưu văn hóa – thường là dành cho sinh viên – khi một gia đình hoặc một cặp vợ chồng cho bạn ở trong nhà của họ. Trong hình thức này, bạn sẽ được trang bị một phòng riêng, ăn chung với chủ nhà và thậm chí có thể cùng họ đi chơi khám phá thành phố họ ở.(Bắt đầu tìm kiếm trên Homestay Network hay nhờ trường dạy ngôn ngữ thu xếp hộ).
Nếu muốn có những lựa chọn tiết kiệm hơn, hình thức trông nhà hộ sẽ giúp bạn đi lại được trong thời gian dài mà vẫn tiết kiệm được chi phí ở trọ (bắt đầu tìm kiếm trên các trang như Housecarers.com và Trustedhousesitters.com).Người trông nhà chịu trách nhiệm trông coi nhà cho một người dân ở đó (và đôi khi là thú cưng) khi họ vắng nhà, vì thế không cần nói cũng biết rằng bạn phải có khả năng chứng minh được là người đáng tin cậy và trung thực.Lựa chọn này phù hợp nhất với những khách du lịch đã từng sống một mình hoặc sống cùng nhà muốn ở trong vài tuần hoặc vài tháng tại một địa điểm duy nhất.
Mặt khác, nếu bạn dự định đi thử đến thành phố, bãi biển và thị trấn,Couchsurfing có thể phù hợp hơn.Sử dụng mạng lưới quốc tế này, khách du lịch sẽ ở trong nhà của người dân địa phương miễn phí và ngủ trên đệm trải trên sàn, ghế sofa hay phòng ngủ dành cho khách.Hệ thống này cũng phần lớn dựa vào sự tin tưởng, vì vậy bạn cần phải tìm hiểu trước khi tiếp cận với chủ nhà bạn muốn ở cùng.
DU LỊCH: ĐI ĐÂU KHI MÁU DU LỊCH NỔI LÊN
Úc lớn gần bằng toàn bộ diện tích châu Âu, có nghĩa đây là một nước không hề nhỏ bé, dù bé hơn nhưng nước láng giềng New Zealand lại là lựa chọn của những khách du lịch thích phiêu lưu.Với nhiều ngóc ngách để khám phá, bạn có thể sẽ lúng túng khiphải lựa chọn lúclên kế hoạch cho gap year Down Under.Những người yêu thích bãi biển và lướt sóng thường đến Queensland’s Gold và Sunshine Coasts, hoặc đi về hướng tây để đến với các bờ biển Ấn Độ Dương.
Những người thích lặn và bơi ngắm cảnh có ống thở thường đi thẳng tới các bãi biển nhiệt đới của vùng North Queensland và các điểm lặn ngắm dọc Rạn san hô Great Barrier và các đảo Whitsunday, trong khi các tay phượt bộ không thể bỏ qua chặng đường băng qua đất liền nổi tiếng của Tasmania hay Milford và Routeburn của New Zealand. Nếu những ánh đèn điện lung linh và cuộc sống đô thị là những gì bạn mong đợi, đây chính là lựa chọn đúng đắn: Sydney và Melbourne sẽ không khiến bạn thất vọng trong khi những em gái bé nhỏ như Brisbane, Adelaide, Perth và Auckland của New Zealand đem lại những lựa chọn thay thế thoải mái hơn về cuộc sống đô thị.
Trò trượt tuyết tại Thredbo và Perisher ở xứ Oz, hoặc thẳng tiến qua mũi đất tới Queenstown của New Zealand.Còn nếu bạn thích thể thao mạo hiểm?New Zealand – với đầy thú chơi như nhảy bungee, chèo thuyền kayak, đi leo núi bằng xe đạp, nhảy dù, và nhiều môn khác nữa – chắc chắn là nơi bạn muốn dừng chân.
MẸO NHỎ: LÀM SAO ĐỂ ĐI ĐƯỢC KHẮP NƯỚC
Cả hai nước đều có hệ thống thuận tiện cho việc lái xe và có các điểm đến du lịch bằng đường bộ tuyệt vời. Trên thực tế, những khách du lịch dài ngày thường mua xetùy theo điểm đến (thường là xe đa dụng hoặc xe campervan) và đi chơi/cắm trại trước khi bán cho một nhóm khác khi đến cuối hành trình. (Cũng có nhiều công ty chuyên cho thuê xe campervan)
Nếu bạn không định đi xe, Úc và New Zealand đều có mạng lưới chuyến bay nội địa chất lượng tốt dành cho bạn, hoặc bạn cũng có thể tận dụng dịch vụ xe bus “đón-trả khách tại điểm du lịch”.