5 PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CON THÔNG THẠO NGOẠI NGỮ
Những lợi ích về nhận thức, học thuật và xã hội của việc học ngoại ngữ đã khuyến khích các bậc làm cha mẹ trên khắp thế giới tìm kiếm những lời khuyên để nuôi dạy con cái bằng song ngữ. Mặc dù nỗ lực này là không hề đơn giản như việc bật chương trình Dora the Explorer và hy vọng rằng từ vựng có thể thẩm thấu dần, thì sự thật là giai đoạn còn nhỏ của trẻ phù hợp với việc học tập. Để tận dụng khoảng thời gian đặc biệt này trong cuộc đời con người, những bậc cha mẹ quan tâm tới vấn đề nuôi dạy song ngữ phải thực hiện một nỗ lực có ý thức để giúp trẻ học: Không có một cách tiếp cận nào phù hợp với mọi đối tượng bởi lẽ bản thân các gia đình và hoàn cảnh sống của họ rất khác nhau, vì vậy ở đây, chúng tôi phác thảo năm phương pháp mà chúng tôi ưa thích để giúp các bậc cha mẹ nuôi dạy trẻ thông thạo hai ngôn ngữ.
MỘT PHỤ HUYNH, MỘT NGÔN NGỮ
Đối với những gia đình mà mỗi phụ huynh thông thạo một ngôn ngữ khác nhau, phương pháp tiếp cận “Một phụ huynh, một ngôn ngữ” (còn được gọi là “một người, một ngôn ngữ” hoặc OPOL) là một lựa chọn phổ biến. Đúng như cái tên của phương pháp này, OPOL – cha mẹ chỉ nói tiếng mẹ đẻ của mình với con, bất kể ở nhà hay trong mọi hoạt động. Chẳng hạn, một người bà mẹ người Pháp nói tiếng Pháp và một ông bố người Cuba nói tiếng Tây Ban Nha. Một vấn đề cần xem xét là khi gia đình này sống ở đất nước quê hương của cha hoặc mẹ (chẳng hạn, Tây Ban Nha). Trường hợp này, ngôn ngữ đó sẽ trở thành ngôn ngữ chính và trẻ sẽ hoàn toàn tự nhiên sử dụng nó thường xuyên và sẽ sớm thành thạo ngôn ngữ đó hơn. Để tránh điều này, bà mẹ Pháp của chúng ta đang sống ở Tây Ban Nha phải chú ý hơn để cho phép con mình sử dụng tiếng Pháp một cách phù hợp, hay còn gọi là ngôn ngữ phụ. (Nhiều chuyên gia cho rằng ít nhất 25 giờ một tuần là thời gian phù hợp.) Sử dụng các nguồn tài liệu như sách và phim ảnh và tương tác thường xuyên với những người nói ngôn ngữ phụ khác (bao gồm các thàn viên gia đình, bạn bè, hay người trông trẻ) sẽ có tác dụng.
NGÔN NGỮ PHỤ KHI Ở NHÀ
Một cách tiếp cận khác là “Ngôn ngữ phụ khi ở nhà” hay kỹ thuật ML@H. Phương pháp này có thể hiệu quả khi cả cha và mẹ đều cảm thấy thoải mái với một trong hai hoặc nhiều hơn ngôn ngữ mẹ đẻ kết hợp của họ. Chẳng hạn, một bà mẹ Ý đang nuôi dạy con tại Sydney với một người chồng Úc cũng nói tiếng Ý. Trường hợp này, cả gia đình đều sử dụng tiếng Ý ở nhà và dùng tiếng Anh khi đi ra ngoài. Cách tiếp cận này có thể tránh được việc nhiều ông bố hoặc bà mẹ cảm thấy rằng họ “loại” người kia ra khỏi việc tương tác với gia đình khi giao tiếp ngoài cộng đồng. Nó cũng cung cấp một khuôn khổ rõ ràng cho trẻ – về nhà trở thành “công tắc” cho việc thay đổi ngôn ngữ. Có khó khăn gì không? Các bậc cha mẹ chấp thuận việc sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng bản ngữ của họ khi ở nhà (như ông bố người Úc trong ví dụ của chúng tôi) có thể phải đấu tranh với cảm giác không được tương tác một cách tự nhiên với con cái mình như khi họ sử dụng tiếng mẹ đẻ.
CHUYỂN TỚI MỘT QUỐC GIA KHÁC
Một sự chuyển đổi nghề nghiệp của cha hoặc mẹ có thể trở thành cứu cánh cho ngôn ngữ của trẻ. Trong trường hợp này, một gia đình chuyển tới một quốc gia khác và sử dụng tiếng mẹ đẻ (các tiếng mẹ đẻ) của họ khi ở nhà, trong khi trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ của đất nước sinh sống khi tham gia học tập và giao tiếp ở trường học và với bạn bè. Một lợi ích rất lớn của phương pháp này là trẻ sẽ tiến bộ thông qua một hệ thống trường học nước ngoài, mang tới cho chúng một trải nghiệm du học hiệu quả trước khi vào đại học. Khi trưởng thành, những đứa trẻ này – đôi khi được gọi là “third culture kids” (tạm dịch là những đứa trẻ thuộc văn hóa thứ ba) – thường hầu như ít cảm thấy lo sợ đối với ý tưởng ra nước ngoài làm việc hoặc học tập.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÒA NHẬP NGÔN NGỮ
Nếu chuyển ra nước ngoài không phải là một lựa chọn, các bậc cha mẹ có thể tìm các trường học sử dụng ngoại ngữ ở ngay đất nước mình nơi học sinh được cung cấp một trải nghiệm hòa nhập trong đó hoạt động của cả lớp học được diễn ra trong một ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Các bậc cha mẹ có thể lựa chọn các trường học như vậy để củng cố một ngôn ngữ phụ khi sống ở nước ngoài hay để truyền dẫn một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ trong khi vẫn đang sống ở chính đất nước mình. Các học phần du học hợp lý cộng với một chương trình đào tạo ngoại ngữ hòa nhập đã mang lại những cơ hội cho các lựa chọn đại học và nghề nghiệp về sau.
LỚP HỌC NGOẠI NGỮ TẠI NHÀ VÀ Ở NƯỚC NGOÀI
Đối với các gia đình chỉ dùng một ngôn ngữ, những người không có khả năng ra nước ngoài, tìm kiếm cơ hội để con cái họ được tương tác trong một ngôn ngữ khác là một cách thức dễ dàng để đặt chúng vào một môi trường ngôn ngữ khác. Trong khi trẻ em thường được gọi là “bọt biển”, điều quan trọng cần phải nhớ là mặc dù việc tiếp nhận một ngôn ngữ khác đối với trí não của trẻ nhỏ là dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng chúng vẫn cần được thực hiện với đầy đủ thời gian thực hành chủ động – và đa dạng. Chống lại những thách thức từ nhiều góc độ khác nhau bằng cách đăng ký cho trẻ tham gia vào các lớp học ngoại ngữ, trại hè, và các cơ hội du học nước ngoài hay thuê một người trông trẻ hay một người làm công mà tiếng mẹ đẻ của họ là ngoại ngữ mà bạn muốn dạy cho con mình. Bổ sung kinh nghiệm bằng cách dành thời gian với những người bạn đã thông thạo, và đang tìm kiếm những nguồn tài liệu như phim ảnh và sách báo dùng ngôn ngữ đó.