4 mẹo xử lý tình huống khi chuyến du lịch không như kế hoạch
Sống và học tập ở nước ngoài là trải nghiệm tuyệt vời mà bạn có thể sẽ ghi nhớ mãi trong suốt cuộc đời. Và tất nhiên, cũng như những trải nghiệm đáng có khác. Đôi khi thực tế lại không diễn ra như bạn dự định.
Mặc dù những khoảnh khắc này có đôi chút khó chịu. Nhưng cuối cùng mọi thứ xảy đến trong cuộc hành trình sau này sẽ lại trở thành một phần trong câu chuyện để kể lại của bạn. Đó cũng là mục đích đầu tiên của việc đi nước ngoài. Giúp bạn trở thành một người du lịch dũng cảm hơn. Dưới đây là bốn tình huống trục trặc có thể xảy đến khi đi nước ngoài và các mẹo giúp bạn xử lý chúng.
1. Hãng hàng không để nhầm hành lý của bạn
Điều đầu tiên bạn nên làm là: đi đến quầy lấy hành lý. Nhân viên ở đó sẽ yêu cầu xem thẻ yêu cầu hành lý ký gửi của bạn. Hãy đưa cho họ xem nó. (Nó thường sẽ là một miếng sticker nhỏ bạn được nhận khi làm thủ tục. Giờ hãy nhìn vào thẻ lên máy bay của bạn. Thường nhân viên làm thủ tục sẽ dán nó vào đó để giữ an toàn.) Nhân viên nhận hành lý sẽ tra cứu chuyến bay bạn đã đi. Và kiểm tra xem hành lý có được vận chuyển cùng bạn hay không. Và thông thường, hành lý “thất lạc” sẽ chỉ bị chậm trễ. Hoặc chuyển sang chuyến bay muộn hơn mà thôi.
Rất có thể họ sẽ hỏi bạn địa chỉ để gửi hành lý đến (hãy cung cấp địa chỉ nhà bản xứ. Hoặc địa chỉ chỗ ở hoặc địa chỉ trường học). Nếu không, họ sẽ cho bạn biết thủ tục nhận lại hành lý bị chậm trễ. Để yên tâm, bạn nên yêu cầu họ gửi thông tin trình tự và cung cấp cho bạn bản in bằng giấy. Bằng cách này, bạn sẽ có thể lưu lại thông tin trên giấy. Và không phải dựa vào trí nhớ để theo dõi các bước cần làm tiếp theo!
Mẹo nhanh:
Khi đóng gói hành lý, hãy buộc một chiếc khăn quàng cổ, ruy băng hoặc tấm dán nhãn nhiều màu sắc trên đó để dễ dàng phân biệt hành lý của bạn sau này.
Không để máy tính xách tay, iPad, máy ảnh hoặc các vật dụng đắt tiền khác trong hành lý ký gửi.
Giữ thẻ lên máy bay, thông tin bảo hiểm du lịch và thẻ nhận hành lý ở một nơi an toàn; chẳng hạn như cặp hoặc túi tài liệu nhựa nhỏ (loại mà đại lý du lịch hay cung cấp cho bạn).
Chụp ảnh hành lý của bạn lại để nhân viên sân bay xem nếu cần. (Điều này hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng mô tả một chiếc “ba lô màu đen, cỡ vừa”, giống như hàng ngàn chiếc khác!).
2. Bạn đã lỡ chuyến bay của mình
Điều đầu tiên bạn nên làm là: hãy đến sân bay bằng mọi cách. Ngay cả khi rõ ràng là bạn sẽ không đến kịp. Đôi khi các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn lại xảy ra. Chẳng hạn như chuyến tàu điện ngầm đến sân bay bị hoãn giờ khởi hành. Hoặc một vụ tai nạn giao thông đã xảy ra gây ùn tắc. Nếu bạn gặp tình huống tương tự như vậy, hãy hỏi nhân viên sân bay về “Quy tắc xẹp lốp” (đôi khi được gọi là “quy tắc hai giờ”). Mặc dù không phải là một quy tắc chính thức, nhưng đại ý là các hãng hàng không sẽ cho hành khách bay ở chế độ chờ, không tính thêm phí, nếu việc đến của họ bị ảnh hưởng bởi những trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát. Thật không may là với các hãng hàng không giá rẻ, họ sẽ không tuân theo thông lệ này và bản thân “quy tắc” đã bất thành văn – nhưng vẫn đáng để bạn thử hỏi.
Các chuyến bay quốc tế bị lỡ thì lại là trường hợp hoàn toàn khác – trừ khi chính hãng hàng không gây ra. Trong trường hợp này, bạn thường sẽ phải trả “phí đổi vé” để được đi chuyến bay muộn hơn. Dù có khó chịu thế nào, thì hãy cứ hít thở trước đã. Nếu muốn đi du lịch quốc tế thường xuyên, một lúc nào đó điều này có thể xảy ra. Vậy nên, chào mừng bạn đến với câu lạc bộ!
Mẹo nhanh:
Đặt các chuyến bay đi nội địa và quốc tế với các hãng hàng không liên kết (như Oneworld, SkyTeam hoặc Star Alliance). Khi chuyến bay bị lỡ vì lỗi của hãng hàng không (như khi máy bay gặp sự cố kỹ thuật, dẫn đến việc bạn không thể đi kịp chuyến bay tiếp theo), họ có trách nhiệm đưa bạn lên chuyến bay muộn hơn.
Đọc kỹ chính sách bảo hiểm du lịch của bạn. Nếu bạn muốn, hãy cân nhắc chọn đơn vị có chính sách hỗ trợ trong trường hợp bạn bị lỡ chuyến bay quốc tế.
Lập ngân sách cho trường hợp lỡ chuyến bay với khoản “phí đổi vé” được để riêng trong thẻ bằng USD. Nếu cần, bạn sẽ không phải gọi khẩn cấp về nhà để lấy tiền mặt.
Đối xử với nhân viên hàng không một cách tôn trọng. Họ cũng là con người và thái độ lịch sự có thể giúp bạn tránh được những căng thẳng về mặt cảm xúc – và đôi khi là về tài chính nữa.
3. Bạn cảm thấy lo lắng khi nói ngôn ngữ mới
Việc lo lắng là bình thường và thậm chí còn là một phần được mong đợi trong trải nghiệm học ngôn ngữ ở nước ngoài. Vậy nên căng thẳng có đến thì bạn cũng hãy giữ bình tĩnh! Hãy biết rằng rồi bạn sẽ dần quen với môi trường sống, làm quen nhiều bạn mới và cảm thấy thoải mái hơn khi nói ngôn ngữ mới. Tất cả những ai đã từng học một ngôn ngữ khác đều trải qua thời điểm mà họ cảm thấy không chắc chắn về khả năng của bản thân và tự hỏi liệu họ có bao giờ “hiểu được nó” hay không. Tin tốt là nếu bạn tiếp cận việc học của mình một cách bình tĩnh, với sự tò mò, sẵn sàng làm việc chăm chỉ và có khiếu hài hước, bạn sẽ ổn thôi.
Mẹo nhanh:
Hãy nhớ rằng cảm giác lo lắng là hoàn toàn bình thường – việc nói sẽ trở nên dễ dàng hơn theo thời gian! Câu ngạn ngữ “Luyện tập giúp tạo nên sự hoàn hảo” không lúc nào đúng hơn.
Luôn nói “Có” khi có cơ hội gặp gỡ những người mới. Hoạt động nhóm rất có ích, vì bạn có thể chọn nói chuyện một – một hoặc với nhiều người tùy thuộc vào tâm trạng lúc đó.
Hãy nhớ rằng những hoạt động như: đi bộ đường dài, chơi bowling mười pin, đi dạo trong thành phố, bơi lội, tham quan một phòng trưng bày nghệ thuật, đi xem một buổi hòa nhạc, hoặc bất kỳ hoạt động xã hội nào khác mà tâm trí và cơ thể của bạn đều bận rộn – sẽ là những cách tuyệt vời để gặp gỡ mọi người và thư giãn khi nói. Điều kỳ diệu sẽ xảy đến khi tay của bạn bận rộn, hoặc khi bạn đang tập thể dục, vì nó giúp tắt đi công tắc phê phán trong đầu bạn.
Đối xử với bản thân như cách bạn sẽ đối xử với một người bạn tốt. Bạn sẽ không bao giờ cười nhạo những nỗ lực học một ngôn ngữ mới của bạn mình – vậy tại sao bạn lại làm thế với bản thân đúng không?
4. Bạn bị lạc đường ở thành phố mới
Tuyệt vời! Bị lạc đường là một trong những phần quan trọng nhất trong chuyến đi của bạn (thật đấy – chúng tôi không đùa đâu). Ở nước ngoài sẽ mang đến cho bạn vô số cơ hội để phát triển và vượt ra khỏi vùng an toàn của mình – và điều này cũng không khác gì.
Mẹo nhanh:
Tải về các ứng dụng giao thông công cộng của thành phố được khuyến khích bởi Bộ giao thông. Và dùng chúng để tìm hiểu về các tuyến đường bạn sẽ sử dụng.
Mang theo bản đồ giao thông công cộng trong túi xách của bạn. Trên đó, đánh dấu tuyến đường yêu thích của bạn để về nhà và đến trường, cộng với ghi chú các tuyến xe buýt và xe lửa thay thế sẽ đưa bạn đến nơi bạn cần đến.
Nếu bị lạc, hãy đến một quán cà phê, hiệu sách, cửa hàng tiện lợi, trung tâm du lịch hoặc địa điểm tương tự. Yêu cầu trợ giúp ở đó và cho họ xem bản đồ của bạn để minh họa nơi bạn cần đến. Đừng lo lắng về việc yêu cầu mọi người lặp lại lời họ nói. Hãy nhớ rằng mọi người đều thích giúp đỡ người khác tìm đường đi trong thành phố của họ.
Hãy coi những khoảnh khắc này như phần thưởng cho việc học ngoại ngữ! Bạn sẽ được thực hành nói với người dân bản địa trong thực tế – cách tốt nhất để cải thiện sự trôi chảy và tăng cường sự tự tin của bạn.
Nếu bạn có thời gian và cảm thấy thoải mái, hãy ra ngoài chơi – đó có thể là một góc nhỏ tuyệt vời trong thành phố mới của bạn. Bạn có thể tìm thấy cửa hàng cà phê yêu thích mới, quảng trường, phòng trưng bày, công viên hoặc cửa hàng ở gần đó.
Không có lý do gì để nghi ngờ những điều này sẽ xảy ra với bạn. Nhưng nếu chúng xảy đến – hoặc bạn của bạn gặp phải tình huống tương tự – thì những lời khuyên này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và sẵn sàng giải quyết chúng. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ!