13 từ tiếng Nhật không có từ dịch tiếng Anh
Bất kể là ngắm nhìn núi Phú Sĩ hùng vĩ từ cửa sổ tàu cao tốc của bạn, ăn uống no nê tại Katsudon (với món ăn là một miếng thịt lợn băm bao bột chiên với trứng ăn cùng cơm), hay xem những diễn viên cosplay lang thang trên đường phố ở quận Akihabara của Tokyo: Nhật Bản thật ngoạn mục, ấn tượng, và độc đáo. Không nơi nào giống như vậy, và ý của tôi đây là những thứ tốt nhất có thể. Đương nhiên, khi bạn trở về từ Vùng đất Mặt trời mọc và kể với mọi người về những thứ như vậy, thường rất khó khăn để tìm được từ ngữ thích hợp. Tôi không thể đảm bảo điều đó, nhưng có thể một hoặc tất cả 13 từ Tiếng Nhật không có từ dịch Tiếng Anh này có thể giúp đưa những cuộc phiêu lưu du lịch của bạn tới cuộc sống.
1. TSUNDOKU
“Để không một cuốn sách mới mua và chỉ chất đống nó với những cuốn sách chưa được đọc đầy cô đơn khác trong ngôi nhà của bạn.”
Tôi biết, tất cả những người yêu sách có thể sẽ quằn quại khi đọc được điều này, nhưng bạn biết là nó xảy ra mà: Bạn rất hào hứng về cuốn sách mà bạn mới mua, chỉ cần về nhà với 34,252,522 các trách nhiệm khác. Bạn đặt cuốn sách vào đống sách đó, và buồn thay, bạn chẳng đọc bất cứ cuốn nào trong số chúng…cho đến về sau, sau nữa.
2. OTSUKARESAMA
“Bạn đang mệt mỏi đấy.”
Mặc dù, Otsukaresama không phải để chỉ bất kỳ sự mệt mỏi nào. Từ này có nghĩa là “bạn đang mệt mỏi đấy” – loại mệt mỏi mà bạn nói với người nào đó để họ biết rằng bạn nhận ra họ đã làm việc rất chăm chỉ và vì điều đó, bạn cảm thấy biết ơn họ. Từ này tử tế hơn nhiều so với nghĩa “trông bạn mệt mỏi quá”, lời mà bạn có thể nhận được bởi vì bạn mê xem Netflix và/hoặc quên mất không trang điểm.
3. OZAPPA
“Một loại cá tính được mô tả là phóng khoáng.”
Ozappa nghe hơi giống từ Hy Lạp, nhưng nó chắc chắn là Tiếng Nhật và đề cập đến một người nào đó không bận tâm đến những chi tiết – bất kể kết quả là tốt hay không tốt. Một ví dụ có thể đưa ra là bạn của bạn mang kem tới một bữa tiệc nhưng quên mất rằng không có tủ lạnh ở đó – người bạn của bạn ozappa. Nhưng sau đó, các vị khách của bạn không phiền lòng khi phải ăn súp kem, vì vậy họ cũng ozappa.
4. BIMYOU
Từ này có nghĩa đen là “tinh tế” nhưng bimyou ngụ ý rằng “cái gì đó một chút thôi, và nó có thể trở nên tốt hơn nếu hoàn toàn không làm điều đó”.
Gói chiếc burger pho mát đôi của bạn trong một chiếc pizza thành một nắm để cầm dễ dàng hơn, dùng một vali thứ hai chỉ để đựng giày trong chuyến đi nghỉ cuối tuần, hay làm một hình xăm ở cổ ngay trước buổi phỏng vấn xin việc. Đó chỉ là một vài ví dụ về từ bimyou.
5. IRUSU
“Đèn trong nhà đều bật, nhưng chẳng có ai ở nhà cả.”
Đây là điều sẽ xảy ra khi bạn giả vờ rằng bạn phải vội vã ra khỏi nhà và quên tắt đèn. Ít nhất đó là những gì mà người đang gõ cửa nhà bạn nghĩ rằng đã xảy ra. Hoặc rằng bạn hẳn là đang ngủ và đeo một chiếc tai nghe loại bỏ tiếng ồn. Không ai có thể nghĩ rằng bạn chỉ không muốn gặp ai cả và Netflix cần thêm thời gian và sự cống hiến.
6. MAJIME
“Một người nghiêm túc, đáng tin cậy, người chỉ đơn giản có thể làm mọi việc mà không gây ra bất kỳ sự hỗn loạn nào.”
Hãy hình dung, nếu chúng ta majime hơn một chút trong suốt thời gian thực hiện các dự án nhóm ở trường. Chẳng có gì ngạc nhiên cả. Đây là một đặc điểm cực kỳ đáng ao ước trong văn hoá cạnh tranh ở Nhật. Nó được xem như một lời khen. Và tương đương như thế để mô tả một người đáng kính hoặc đáng ngưỡng mộ.
7. WASUREMONO
“Quên hay làm mất đồ vật gì; một thứ bị bỏ quên trên tàu hoặc để quên ở nhà.”
*Tôi nhớ ra là cô ấy đã quên chiếc Iphone của mình ở nhà. Chết thật.”
8. NITO-ONNA
“Một người phụ nữ quá cống hiến cho công việc đến nỗi không có thời gian để là áo, vì vậy cô ấy phải mặc áo thun dệt kim.”
Thật khó để nói rằng đây là một lời khen hay là một sự xúc phạm. Nhưng chúng tôi nói rằng: Áo thun dệt kim rất tuyệt. Và miễn là bạn chỉ bỏ bê áo cánh trong thời gian phải phấn đấu vì sự nghiệp, thì mọi thứ đều tốt cả. (Thêm vào đó, lúc nào người ta lại thực sự có thời gian cho việc là ủi quần áo cơ chứ?)
9. SHIBUI
“Hay ho kiểu cổ điển.”
Về mặt kỹ thuật, từ shibui mô tả một hương vị và có nghĩa là “đắng một cách thú vị”. Nhưng từ này cũng đề cập đến tất cả những thứ mà người lớn cho là hay ho. Tuy nhiên trẻ con thì không hoàn toàn hiểu được. Bởi vì chúng không có tất cả những kỷ niệm (thời niên thiếu) của thế hệ cũ. Rất nhiều thứ cổ điển được nhớ tới. Và hip-hop kiểu cổ điển. Hay toàn bộ thiết kế của series phim Mad Men.
10. KUIDAORE
“Ăn đến mức phá sản”
Cách diễn đạt này rõ ràng có nguồn gốc từ Osaka, nơi mà người ta không ngại chi tiêu quá mức cho đồ ăn. (Thực tế rằng thành phố này có một nền ẩm thực nổi tiếng có thể giải thích tất cả.) Một lưu ý ít mang tính kỹ thuật hơn: Kuidaore cũng mô tả về tình hình tài chính hiện tại của tôi và nguyên nhân đằng sau đó chỉ bằng một từ.
11. HIKIKOMORI
“Khi một người trẻ tuổi bị ám ảnh với TV, trò chơi điện tử, và internet và cách biệt khỏi xã hội.”
Thật là một vấn đề đáng lo ngại. Bạn nói với một người trẻ tuổi là hãy đi ra ngoài đi bởi vì trời rất đẹp. Và thay vì làm điều đó họ sẽ yêu cầu bạn gửi cho họ một đường link.
12. AGE-OTORI
“Trông tệ hơn sau khi cắt tóc”
Ai cũng có thể hiểu được cảm giác tồi tệ sau khi bị cắt tóc hỏng. Điều này có xu hướng thường xảy ra vào dịp Năm mới. Khi mà bạn quyết định: một năm mới, một ngoại hình mới. Bạn quyết liệt làm điều đó và sau khi quá muộn. Bạn nhận ra rằng bạn đã mắc một sai lầm khủng khiếp, khủng khiếp. #badhairday
13. YOISHO
“Một từ chẳng có nghĩa gì cả, được nói ra khi bạn ngồi phịch xuống ghế sau một ngày làm việc vất vả.”
Bạn thấy không? Điều mà tôi nói về sự làm việc chăm chỉ là rất quan trọng trong tính cạnh tranh của nước Nhật? Nếu bạn không sống ở Nhật Bản, nghĩa tương đương của từ yoisho lại là lẩm bẩm, thở dài, hoặc thở ra thành tiếng.