10 điều nên biết về tương lai nghề nghiệp và ảnh hưởng của chúng đến thế hệ trẻ
Là con người, chúng ta có xu hướng xem tương lai như một phiên bản của quá khứ. Là cha mẹ, chúng ta thấy tốt hơn khi lên kế hoạch cuộc sống của con cái theo phiên bản cuộc sống cải thiện hơn của bản thân.
Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, đến mức không có một hướng dẫn nào trong quá khứ đủ chính xác để chúng ta biết điều gì đang chờ đón mình ở phía trước.
Điều chắc chắn duy nhất sẽ xảy ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống – kể cả công việc. Đó chính là sự thay đổi.
1. Tuổi thọ 100 năm
Độ tuổi trung bình của người dân trên toàn thế giới trong hơn một thế kỷ qua luôn tăng đều đặn nhờ chế độ vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt hơn. Với mỗi năm trôi qua, trẻ sơ sinh sống lâu hơn khoảng ba tháng so với lứa trẻ sinh năm trước đó.
Với chưa đến 0,02% người Mỹ sống được đến 100 tuổi. Một bài báo năm 2009 trên Tạp chí Y khoa Lancet dự đoán rằng một nửa số trẻ em sinh ra trong nền kinh tế tiên tiến trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới, có thể làm được điều này. Ngay cả những ước tính dè dặt hơn cũng dự đoán con số này sẽ đạt mức kinh ngạc là khoảng 1/3.
Có rất nhiều lý do cho nhận định này. Một là, thế hệ trẻ có xu hướng sống lành mạnh hơn. Thanh thiếu niên ngày nay có hành vi đặc biệt tốt. Thế hệ Z uống rượu và hút thuốc ở mức thấp kỷ lục và họ tập thể dục nhiều hơn. Họ cũng được giáo dục và kết nối xã hội nhiều hơn so với các thế hệ trước đó. Tất cả đều là những dấu hiệu cho tuổi thọ lâu hơn.
Chăm sóc sức khỏe cũng đang được cải thiện liên tục và các công nghệ mới như y học cá nhân hóa (phương pháp điều trị phù hợp riêng với từng cá nhân). Và chỉnh sửa bộ gen (chỉnh sửa trực tiếp gen của chúng ta) có thể cho phép chúng ta ngăn ngừa bệnh tật. Hoặc thậm chí ngăn chặn quá trình lão hóa.
2. Vấn đề về nghỉ hưu
Các tác động xã hội, chính trị và kinh tế của những phát triển như vậy là rất lớn.
Có thể kể đến là tác động với tới việc hưởng lương hưu. Ngay cả ở một số quốc gia giàu có nhất trên thế giới, hệ thống lương hưu cũng đang gặp trở ngại. Vì lượng lao động trẻ đóng góp vào mức lương lưu chung quá ít.
Nếu đa số trẻ em ngày nay có thể sống đến 90 tuổi, 100 tuổi thì hệ thống này có thể sụp đổ. Hơn nữa, việc làm việc 30 năm và nghỉ hưu 30 năm tiếp theo không có ý nghĩa gì cả.
Thời gian làm việc có thể sẽ cần phải kéo dài để giữ cho hệ thống lương hưu hoạt động. Và để cuộc sống lâu dài thú vị cũng như có ý nghĩa hơn.
3. Sự gia tăng của những “sự nghiệp quanh co’
Mặt khác, thời gian làm việc dài hơn đồng nghĩa với một sự nghiệp cố định sẽ là điều hiếm xảy ra. Hầu hết mọi người sẽ muốn thay đổi và làm mới bản thân họ tại một số thời điểm trong cuộc đời.
Ở phạm vi rộng hơn, những “squiggly careers‘ (tạm dịch: sự nghiệp quanh co) – một cụm từ được đặt ra bởi hai chuyên gia hàng đầu về nghề nghiệp. Nó đã trở thành tiêu chuẩn về con đường sự nghiệp hiện tại. Theo một báo cáo của Credit Suisse, thanh niên ngày nay sẽ có khoảng 15 công việc khác nhau trong đời, trong đó chuyển đổi giữa nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.
Làn sóng tự động hóa đang gia tăng sẽ chỉ đẩy nhanh xu hướng này thêm do các công việc dần biến mất cũng như xuất hiện nhiều công việc mới và sẽ mãi mãi bị biến đổi như vậy.
Chìa khóa để tồn tại được trong thế giới ngày nay chính là khả năng thích ứng, cũng như sự sẵn lòng và khả năng học hỏi suốt đời.
4. Tầm quan trọng của việc học suốt đời
Năm 2020 là năm khiến những thay đổi tưởng chừng chỉ thực hiện được trong hàng thập kỷ của ngành giáo dục. Nhưng nó chỉ xảy ra chỉ trong vài tháng. Từ học sinh lớp một đến sinh viên đại học, hầu hết mọi người đều phải làm quen với một số hình thức học kỹ thuật số mới.
Với sự thay đổi nhanh chóng về cách thức giáo dục trong bối cảnh phong tỏa trên toàn thế giới, vấn đề về địa điểm học và lý do của giáo dục cũng thay đổi mạnh mẽ.
Các nền tảng học tập trực tuyến như Coursera và Udemy đã giúp mang lại cơ hội học tập và các khóa học phù hợp với nghề nghiệp cho gần như tất cả mọi người có kết nối internet, tách cơ hội học tập khỏi việc phụ thuộc vào vấn đề địa lý theo cách chưa từng có. Những nền tảng giáo dục như vậy đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng từ 400-600% trong vài tháng đầu tiên của đại dịch.
Điều này giúp củng cố ý tưởng rằng chúng ta nên học hỏi liên tục bằng cách tìm cách khiến nó khả thi hơn để thực hiện.
Nhưng liệu chúng ta có đang học những điều đúng đắn? Yuval Noah Harari, tác giả của cuốn sách “Homo Sapiens” và “21 bài học cho thế kỷ 21” đã đặt câu hỏi về điều này. Lập luận rằng “phần lớn những gì trẻ em được học ngày nay có thể sẽ không còn phù hợp vào năm 2050”.
5. Liên kết với đám mây
Gerd Leonhard, một nhà tương lai học nổi tiếng đã lập luận rằng “nhân loại sẽ thay đổi nhiều hơn trong 20 năm tới so với 300 năm trước”.
Dữ liệu là một trong những động lực chính của sự thay đổi mạnh mẽ này. Một lượng lớn dữ liệu đáng kinh ngạc đang được tạo ra trên nhiều nền tảng, từ tìm kiếm đến mạng xã hội và giữa các thiết bị như loa thông minh và ô tô tự lái, trong khái niệm gọi là “Internet of Things” (IoT).
Dữ liệu này đang được khai thác để phát triển những cỗ máy ngày càng có năng lực và trí tuệ nhân tạo (AI) tinh vi có thể được sử dụng để tự động hóa ngày càng nhiều tác vụ mà con người thực hiện ngày nay.
Nhưng trước tiên, cuộc cách mạng công nghệ có thể ập đến với chúng ta theo một cách hữu hình hơn nhiều. Ray Kurzweil, một nhà tương lai học nổi tiếng, dự đoán rằng bộ não của chúng ta có thể sẽ kết nối liền mạch với đám mây (và tất cả kiến thức trong đó) vào giữa những năm 2030, cho phép chúng ta tiếp cận với năng lực nhận thức siêu phàm.
Leonhard thì lại có khẳng định thẳng thắn hơn: “Khi AI (trí tuệ nhân tạo) gặp HI (trí tuệ con người), hoạt động kinh doanh như thường lệ sẽ chết”.
6. Chuẩn bị cho cơn sóng thần của tự động hóa
Tự động hóa có ý nghĩa kinh tế và thực tế đối với các công việc lặp đi lặp lại thường xuyên được thực hiện bởi máy móc. Nhiều việc làm đã bị thay thế trong nhiều làn sóng đổi mới trong suốt 300 năm qua. Chuyển phần lớn công nhân từ trang trại sang nhà máy và cuối cùng là văn phòng ngày nay. Điều này đã mang lại sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng chưa từng có cho hầu hết mọi nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, đợt sóng tiếp theo có thể thực sự là một cơn sóng thần. Nó sẽ dữ dội hơn nhiều so với bất cứ thứ gì xảy ra trước nó. Và thậm chí còn khó dự đoán hơn.
Một viễn cảnh tận thế về một tương lai không có việc làm không có khả năng trở thành hiện thực. Vì theo một số ước tính chỉ có 5% công việc sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động. Sự thay đổi các loại công việc hiện tại có thể sẽ rất kịch tính. Và tình trạng hỗn loạn sẽ liên tục xảy ra.
Báo cáo năm 2020 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới lưu ý rằng chỉ trong vòng 5 năm, “85 triệu việc làm có thể bị thay thế do sự thay đổi phân công lao động giữa con người và máy móc. Trong khi 97 triệu vai trò mới có thể xuất hiện để thích ứng với sự phân công mới của nhân công…”
Ngay cả trong các lĩnh vực mà chúng ta cho là có khả năng chống lại tác động của tự động hóa, sự thay đổi đáng kể vẫn có thể xảy ra.
Phần mềm giúp chẩn đoán 50 bệnh thông thường về mắt có thể chính xác và nhanh chóng hơn so với bác sĩ và các bài luận ở trường có thể được phân loại chính xác bằng máy tính.
Daniel Susskind, tác giả cuốn “Future of Professions” (Tạm dịch: Tương lai nghề nghiệp”) chỉ ra rằng các hệ thống AI này không cố gắng bắt chước những gì con người làm; chúng chỉ đơn giản là sử dụng sức mạnh tính toán thô và lượng dữ liệu khổng lồ để thực hiện công việc tốt hơn và nhanh hơn con người từng có thể làm được.
Nhưng tự động hóa cũng có thể mang lại lợi ích đáng kể? Tự động hóa có thể tạo ra nhiều công việc mang tính người hơn, bằng cách giảm nhu cầu làm các công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại và cho chúng ta tự do tập trung vào những đam mê và ý tưởng sáng tạo, thú vị hơn. Cả bên trong và bên ngoài nơi làm việc của chúng ta.
7. Hội nhập cùng máy móc – hoặc lựa chọn sáng suốt
Nhu cầu về giám sát của con người đối với các công cụ robot và trí tuệ nhân tạo vẫn rất cấp thiết. Ít nhất là trong thời gian tới.
Chẳng hạn, chúng ta cảm thấy an toàn hơn khi có con người giám sát máy tính chẩn đoán bệnh. Hoặc con người trực tiếp lập trình các hệ thống AI hiệu quả và an toàn. Chứ không giao quyền đó cho thuật toán (vì chúng ta không biết nó sẽ tạo ra cái gì).
Sự giao thoa giữa con người và máy móc sẽ quyết định tương lai việc làm trong những thập kỷ tới. Peter Diamandis, một nhà tương lai học khác cho rằng “cơ hội thực sự sẽ không phải là giữa AI hay con người. Mà là AI cùng hợp tác với con người “
Để làm rõ hơn, một báo cáo năm 2019 của Liên minh Châu Âu (EU) lưu ý rằng: “Trong tương lai… nhu cầu về các kỹ năng kỹ thuật số kết hợp với các kỹ năng phi nhận thức mạnh mẽ [trong đó có sự đồng cảm và giao tiếp] sẽ rất lớn”
Cơ hội vẫn sẽ mở rộng ở các lĩnh vực ít liên quan kỹ thuật hơn. Như thợ làm tóc vẫn sẽ cần thiết. (Bạn có muốn để một con robot cầm kéo lơ lửng gần cổ bạn không?). Vũ công và các công việc chăm sóc vẫn sẽ quan trọng hơn. Bởi vì con người dù già hay trẻ thì đều cần kết nối mối quan hệ với những người khác để phát triển.
Ngay cả Elon Musk, Giám đốc điều hành của Tesla và SpaceX, chỉ ra rằng bên cạnh kỹ thuật, những công việc liên quan đến tương tác giữa con người hoặc nghệ thuật có lẽ là những công việc an toàn nhất.
8. Trân trọng nhân tính và thông thạo nhóm kỹ năng “4Cs”
Nhân tính của con người vẫn là vũ khí có giá trị nhất khi ta phải đối mặt với những thay đổi bất thường của thế giới. Và khả năng thích ứng với mọi tình huống là sức mạnh lớn nhất của chúng ta.
Cụ thể hơn, nhóm kỹ năng “4Cs” bao gồm tư duy phản biện( Critical Thinking), giao tiếp (Communication), cộng tác (Collaboration) và sáng tạo (Creativity). “4Cs” sẽ càng được đánh giá cao.
Về giao tiếp, dù Google Dịch có thể hỗ trợ một phần cho việc giao tiếp, vượt qua các rào cản ngôn ngữ. Nhưng Gerd Leonhard vẫn cho rằng “trao đổi và tương tác giữa con người là rất quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày. Và là một yếu tố quý giá của con người cần được bảo vệ”.
Đối với những công việc liên quan đến quản lý con người hoặc lãnh đạo, khả năng giao tiếp và cộng tác hiệu quả, xác thực, vượt qua các rào cản văn hóa và ngôn ngữ là rất quan trọng.
Mặt khác, khả năng sáng tạo sẽ trở nên cực kỳ quan trọng. Bởi vì đổi mới thực sự luôn đến từ những nơi không thể ngờ tới. David Lee, Phó chủ tịch phụ trách sáng tạo của UPS cho biết: “Trí tưởng tượng của chúng tôi là nơi sản sinh ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới. Và thậm chí cả các ngành công nghiệp mới và công việc mới”.
Nhưng làm thế nào để chúng ta nuôi dạy một thế hệ những nhà giao tiếp kiên cường với các kỹ năng tư duy phản biện tiên tiến. Các kỹ năng hợp tác và siêu năng lực sáng tạo?
9. Đón đầu thử thách
Thật không dễ để có câu trả lời chính xác trong thế giới không có điều gì là chắc chắn như ngày nay. Nhưng ít nhất một phần của câu trả lời nằm ở việc thúc đẩy con cái chúng ta làm quen với việc thay đổi.
Hệ thống giáo dục hiện tại của chúng ta có thể rất tốt trong việc truyền đạt kiến thức. Nhưng ngay cả những hệ thống tiến bộ nhất cũng đang đấu tranh để chuyển sang một mô hình học tập linh hoạt hơn. Điều này sẽ giúp trẻ em “cảm thấy an tâm với những điều chưa biết”, như Harari nói.
Mặc dù sự thay đổi mô hình học tập dựa trên dự án đã được triển khai ở các trường học ở Phần Lan gần đây có thể là một dấu hiệu tích cực cho những gì sắp xảy ra. Nhưng điều đó vẫn là chưa đủ.
Và nếu bạn không đủ may mắn để có thể sống ở một quốc gia như Phần Lan, con bạn có thể bị bỏ lại phía sau theo lối mòn giáo dục cũ.
Bất kể bạn sống ở đâu, bạn bắt buộc phải tìm ra những cách thay thế để giúp các con xây dựng khả năng thích ứng và khả năng phục hồi cần thiết để vượt qua những con sóng sắp tới. Đối với hầu hết trẻ em, điều này sẽ đến một cách tự nhiên và thú vị nhất thông qua những trải nghiệm, thay vì sách giáo khoa.
Làm tình nguyện viên hoặc thực tập ở nước ngoài có thể giúp những điều khó khăn trở nên thoải mái hơn. Vì vậy, có thể du học hoặc học một ngôn ngữ mới ở nước ngoài, hòa mình vào một nền văn hóa mới và trải nghiệm một cách sống mới.
Những con người mới, địa điểm mới và cách làm việc mới có thể giúp mở ra khả năng sáng tạo. Bằng cách thách thức chúng ta nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác. Và giúp chúng ta tạo ra những kết nối mới.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các giám đốc điều hành sống ở nước ngoài thường sáng tạo và táo bạo hơn, một số khác cho thấy rằng du lịch có thể giúp mọi người giải quyết vấn đề theo những cách độc đáo. Đây là tất cả những kỹ năng thiết yếu giúp con người khác biệt hơn với máy móc.
Anthony Goldbloom, một doanh nhân ở Thung lũng Silicon, nói như thế này: “Dù bạn quyết định làm gì, hãy để mỗi ngày mang đến cho bạn một thử thách mới. Nếu có thể làm được như vậy, thì bạn sẽ luôn vượt xa máy móc ”.
10. Chấp nhận những điều không chắc chắn
Những gì được cho là bất biến vẫn có thể thay đổi. Nếu nhìn về tương lai một vài thập kỷ tới, sẽ có vô số các khả năng có thể xảy ra.
Cũng như có rất nhiều câu hỏi. Liệu tự động hóa có tiến triển nhanh hơn chúng ta dự đoán không? Liệu có đủ việc làm mới được tạo ra để thay thế tất cả những công việc cũ đã mất không? Liệu sự gia tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế nhờ những cải tiến mới có làm tăng sự giàu có đến mức đơn giản là không cần phải làm việc theo cách mà chúng ta đã làm từ trước đến giờ không? Liệu ý nghĩa mà chúng ta đặt ra để làm việc có thay đổi không?
Chúng ta phải luôn nhanh nhẹn và cởi mở trước những tình huống mới. Và nếu bạn hỏi Harari, ông cũng cho rằng chúng ta cần để lại rất nhiều giả định và ảo tưởng lại phía sau.
Khi đối mặt với một tương lai luôn tăng tốc phía trước. Chúng ta sẽ cần phải chạy thật nhanh để có thể theo kịp.
Hãy đảm bảo rằng các bậc cha mẹ sẽ không bỏ con mình lại phía sau.